Hải Phòng - Đà Nẵng Phong_trào_kết_nghĩa_Bắc-Nam

Hải Phòng là thành phố lớn thứ hai toàn miền Bắc chỉ sau Hà Nội và là một thành phố cảng ven biển nổi tiếng có từ thời Pháp thuộc cho đến nay.

Đà Nẵng trước năm 1975 là thành phố lớn thứ hai toàn miền Nam (tính từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam) dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa chỉ sau Sài Gòn, đồng thời cũng là một thành phố cảng nổi tiếng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Năm 1960, hai thành phố Hải PhòngĐà Nẵng đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa[2]. Có câu "Hải Phòng - Đà Nẵng, nặng lòng tình nghĩa" dùng để chỉ về sự kết nghĩa của hai thành phố anh em này.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hải Phòng đã giúp đỡ, hỗ trợ cả sức người lẫn sức của cho chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng đã hai lần cử gần 700 cán bộ, chiến sĩ Đoàn 399 Bạch Đằng 1 Thủy Nguyên (sau này là Tiểu đoàn Hải Đà) vào chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng chiến đấu.

Năm 1963, chính quyền thành phố Hải Phòng chính thức dùng tên gọi Đà Nẵng để đặt tên cho một con phố trong khu vực nội ô thành phố: phố Đà Nẵng. Trên chính con phố này, ngôi trường cấp III và sau này là trường Trung học phổ thông Thái Phiên cũng được xây dựng nên. Thái Phiên vốn là tên của một chí sĩ yêu nước thời chống Pháp ở Đà Nẵng. Sau năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã từng có một thời gian ngắn đổi tên thành phố Đà Nẵng thành tên gọi mới là thành phố Thái Phiên[3].

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng. Ngày 18 tháng 4 năm 1975, Hải Phòng cử đoàn cán bộ Vệ sinh phòng dịch do bác sĩ Nguyễn Văn Hoan - trưởng đoàn, bác sĩ Sự - phó đoàn cùng 10 y bác sĩ, kỹ thuật viên vào Đà Nẵng[4].

Sau năm 1975, chính quyền mới ở thành phố Đà Nẵng đã quyết định đổi tên đường Nguyễn Hoàng cũ thành đường Hải Phòng cho đến nay. Đây cũng là một trong những tuyến đường chính ở khu vực trung tâm Đà Nẵng.

Trong đại dịch Covid 19, Hải Phòng hỗ trợ 5 tỷ, 200.000 khẩu trang chi viện bác sĩ cho Đà Nẵng, Quảng Nam